Hậu trường (Shooting Map)

Back

Vol.6 Vietnam Miền bắc Việt Nam - Thủ đô Hà Nội

 Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung của Việt Nam. Là địa danh được Unesco công nhận di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Mặc dù đã từng bị ảnh hưởng bởi thiên tai lở đất nhưng những con phố của thương cảng ngày xưa vẫn giữ nguyên dấu tích và được công nhận là di sản văn hóa thế giới thứ hai của Việt Nam.
 Dọc hai bên khu phố cổ của Hội An có nhiều cửa hàng tạp hóa, cửa hiệu bán áo dài Việt Nam, đặc trưng nhất là những ngọn đèn lồng sáng rực cả khu phố về đêm. Đây có thể coi là địa điểm mua sắm không kém gì Hà nội. Hơn nữa vì được công nhận là di sản văn hóa thế giới nên chính bản thân những cửa hiệu mua sắm này cũng là một phần của di sản đó.

(picture)

 Và nếu có cơ hội tới Hội An, tôi muốn các bạn tham dự “Lễ hội đèn lồng” được tổ chức mỗi tháng một lần. Lễ hội này còn được gọi là “Lễ hội đêm rằm phố cổ” hay “Lễ hội đêm Hội An”, cứ đến đêm 14 âm lịch, toàn bộ khu phố chìm trong ánh sáng của trăng rằm và những ngọn đèn lồng. Ánh sáng đa sắc màu ấy làm cho khu phố cổ Hội An trở nên huyền ảo. Ánh sáng đèn lồng dường như xõa bóng xuống cả dòng sông chảy dọc theo dãy phố tạo nên một giá trị hoàn toàn riêng biệt. Trước khi tới với Hội An, các bạn nhớ kiểm tra trước lịch âm nhé!

(picture)

 Người tham gia quay cảnh ở Hội An - khu phố cổ của Việt Nam đó là diễn viên Huỳnh Đông. Có thể khẳng định đây là địa điểm tuyệt vời nhất để quay cảnh phố phường Việt Nam 100 năm trước. Huỳnh Đông đóng vai Phan Bội Châu trà trộn vào lễ hội để thúc đẩy tuyên truyền cách mạng.

(picture)

 Các bạn có thể nhìn thấy ở bức ảnh này là cả một dãy phố dài với những lễ hội đường phố. Đây là đội múa Lân theo kiểu Việt Nam. Ở Việt Nam, người ta gọi năm mới âm lịch là “Tết” – một lễ hội lớn nhất của Việt Nam, cũng giống như năm mới ở Nhật Bản. Múa Lân thường xuất hiện trong nhiều sự kiện chúc mừng, có nhiều kiểu múa lân như một người đứng trên vai người khác như trong ảnh và đầu của chú Lân ở vị trí rất cao, hoặc có cả kiểu múa lân đi bằng bốn chân. Đây là cảnh tái hiện lại lễ hội cho đến ngày nay vẫn được người dân yêu thích.

(picture)

 Mải giới thiệu với các bạn về các cảnh quay mà quên mất một điều chúng tôi muốn kể về phương tiện di chuyển.
 Quá trình chuyên chở máy móc, thiết bị cùng một số nhân viên cực kỳ vất vả. Thông thường từ Hà Nội đi Hội An bằng máy bay chỉ mất 1 tiếng, nhưng với phương tiện ô tô các bạn thử đoán xem mất bao nhiêu tiếng?. Khoảng nửa ngày!! Thực tế đã mất hơn 12 tiếng. Diễn viên, đạo diễn và các nhân viên khác di chuyển bằng đường hàng không, còn các máy móc thiết bị không thể chở bằng máy bay nên một số nhân viên đã phải di chuyển bằng đường bộ hơn 12 tiếng đồng hồ.
 Ở Nhật Bản việc di chuyển 3 tiếng đồng hồ là bình thường, nhưng ở Việt Nam cực kỳ vất vả. Nhà sản xuất Hayashi người đã tham gia cùng đoàn làm phim đã nói “Sự mệt mỏi hoàn toàn khác nhau”.
 Tôi xin quay lại bối cảnh ở Việt Nam.
Đây là câu chuyện thường gặp, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều từ giống nhau. Ví dụ, thỉnh thoảng có đôi từ nghe quen như “kou an” nghĩa là “công an”, “chu y” nghĩa là “chú ý”.
 Có một số điểm chung ngay cả trong ngôn ngữ thường sử dụng khi quay phim. Đó là từ “Junbi” là “chuẩn bị”. Bắt đầu quay phía bên Nhật thường hô “Yo-i, Suta-to” còn bên Việt Nam hô bằng tiếng việt là “Chuẩn bị, bắt đầu”.
 Trong khi quay phim, nếu đạo diễn Matsuda hô “Yo-i“ thì trợ lý đạo diễn người Việt Nam sẽ ngay lập tức quay về phía nhân viên và diễn viên Việt Nam hô to “Chuẩn bị”. Và sau tiếng hô “Suta-to” thì tiếp đến là tiếng hô “Bắt đầu”… Hơn một tháng trời quay phim như thế chúng tôi trở nên thuộc luôn.
Cuối cùng, có khi đạo diễn Matsuda hô “Yo-i”, chưa kịp chờ đạo diễn nói “Suta-to” thì nhân viên Việt Nam nói luôn “Bắt đầu” và cảnh quay được thực hiện. (Cười)

(picture)

 Tiếng Việt mà các nhân viên Nhật Bản nhớ đầu tiên là “Xin chào”, có nghĩa là “Konichiwa”. Có một duyên cớ xảy ra ở đây. Tên thân mật của nhân viên người Nhật Bản đảm nhiệm công tác tuyên tuyền cho bộ phim này là “Sinchan”, nhưng khi nghe gọi thế nhân viên người Việt Nam lại nhầm tưởng mọi người đang chào mình. Và chẳng mấy chốc “tên của nhân viên tuyên truyền trở thành Konichiwa” lan rộng tự lúc nào không hay. Đây là kết quả ngẫu nhiên, nhưng nếu như có nhiều cái tên thân quen như thế này thì sẽ cảm thấy tiếng nước ngoài sẽ dễ nhớ hơn nhỉ.
Nếu các bạn gặp người Việt Nam thì nhớ chào họ bằng câu “Xin chào” nhé.