Hậu trường (Shooting Map)

Back

Vol.2 Vietnam Phía Tây bắc Vịnh Bắc bộ thuộc miền Bắc Việt nam Địa điểm quay phim - Vịnh Hạ Long

Tôi muốn kể cho các bạn nghe về những cảnh đã quay tại Việt Nam!
Các bạn đã từng tới thăm Viêt Nam chưa? Trước hết, Tôi sẽ giới thiệu một cách ngắn gọn để các bạn hình dung được đất nước “Việt Nam” nằm ở đâu nhé.

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp biên giới với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, phía Đông giáp Biển Đông. Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội và nằm ở phía Bắc. Hiện tại, Việt Nam có 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận (8/2013). Trong đó có 3 di sản là vịnh Hạ Long, Huế, Hội An đã được chọn làm bối cảnh cho bộ phim này.

Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu về cảnh quay ở vịnh Hạ Long, một trong những di sản thế giới đó.
Vịnh Hạ Long được biết đến là một kỳ quan đá với hàng ngàn đảo lớn nhỏ bên trong một vịnh rộng lớn trải dài trên khoảng 1500 km2. “Hạ Long” viết bằng chữ Hán là「下龍」Chuyện xưa kể rằng đây là nơi rồng đáp xuống. Vì là truyền thuyết nên có muôn hình muôn vẻ, nhưng tương truyền, thời xưa rồng mẹ và rồng con đã đáp xuống vịnh Hạ Long rồi ở lại để bảo vệ những người dân sống ở vùng này. Trên thực tế, đây là vùng cao nguyên đá vôi rộng lớn sau khi trải qua nhiều lần bị lún chìm vào thời kỳ băng hà trở thành biển, cộng thêm cả bị xâm thực bởi nước biển và mưa gió đã tạo nên vùng vịnh như ngày nay. Dẫu vậy, truyền thuyết về rồng cũng mang lại nét lãng mạn các bạn nhỉ.

(picture)

Đầu tháng 7 vừa qua, tại di sản thế giới này chúng tôi đã thực hiện bấm máy những cảnh xuất hiện đầu tiên của bộ phim “Người cộng sự ”. Đây là bộ phim hợp tác sản xuất giữa Việt Nam và Nhật Bản nên đã có khoảng 20 thành viên thuộc ekip làm phim đến từ Nhật Bản.

(picture)

Trong cảnh quay Phan Bội Châu rời Việt Nam tìm đường cứu đất nước, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của dàn diễn viên quần chúng người Pháp. Đây là cảnh quay mà Phan Bội Châu đã gắng sức rời Việt Nam tại một bờ biển trong tình thế bị bủa vây bởi súng đạn. Để quay cảnh này đã cần huy động khá nhiều diễn viên quần chúng người Pháp. Nhưng có một vấn đề lớn là dù là đang sống ở Việt Nam nhưng có vẻ như các bạn người Pháp không thể nói được tiếng Việt! Tuy nhiên, phía VTV đã có sự chuẩn bị khá chu đáo. Trong số người Pháp có 1 người có thể nói được tiếng Việt và tiếng Pháp nên chúng tôi cũng thấy yên tâm phần nào về cảnh quay này

(picture)

Với các chỉ thị mà đạo diễn Muto đưa ra, người phiên dịch (tiếng Nhật & tiếng Việt) trước tiên sẽ truyền đạt lại cho các thành viên người Việt Nam bằng tiếng Việt. Khi đó, trợ lý đạo diễn (AD) người Việt Nam sẽ xác nhận với các diễn viên quần chúng về chỉ đạo diễn xuất hay thao tác hành động như thế nào, theo đúng như những gì đạo diễn Muto đã chỉ thị. Sau đó, người diễn viên quần chúng (mà có thể nói tiếng Việt & tiếng Pháp) sẽ truyền đạt lại chỉ thị với những diễn viên quần chúng người Pháp khác. Rồi đôi lúc còn dùng cả tiếng Anh nữa. Nhìn tình hình có vẻ cứ như một trò chơi truyền tin vậy!
 …Và, tôi nhận thấy các bạn người Nhật cũng đã nhìn ra tình cảnh ấy! Những chỉ thị đã đưa ra được chuyển qua lại giữa nhiều thứ ngôn ngữ như thế, tôi chắc chắn sẽ có những ý đồ của người đạo diễn không được truyền tải đi một cách chính xác! Rõ là như thế! Vì kể cả bằng tiếng Việt thì việc chơi trò chơi truyền tin cũng đã khó rồi các bạn nhỉ!

Đó là khoảnh khắc mà các thành viên trong đoàn cảm thấy buông xuôi, chả lẽ không còn cách nào khác sao? Có lẽ là nên truyền đạt trực tiếp tới những người diễn viên phụ bằng tiếng Nhật rồi dịch sang tiếng Anh thì tốt hơn so với cách truyền đạt bằng tiếng Nhật→chuyển sang tiếng Việt→tiếng Pháp→tiếng Anh? Trong điều kiện thời tiết giữa mùa hè quá nóng bức như thế thì cũng chẳng nghĩ ra được giải pháp nào hơn. Chúng tôi đã rất trăn trở trước những khó khăn về rào cản ngôn ngữ như thế. Nhưng cuối cùng thì các cảnh quay cũng kết thúc tốt đẹp mặc dù mất thêm một chút thời gian để khắc phục việc này.